7. NGƯỜI ĐÃ ĐÀO TẠO NHIỀU CÁN BỘ CỐT CÁN CHO CÁCH MẠNG - Hoàng Tùng

in





Tô Hiệu người đã đào tạo nhiều cán bộ cốt cán cho cách mạng


Hàng chục vạn người cộng sản đã đi đầu những cuộc chiến đấu ác liệt hy sinh anh dũng vì độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân, bên cạnh hàng triệu đồng bào ta. Nhờ cuộc chiến dấu và hy sinh to lớn đó mà nước nhà được độc lập, thống nhất, đang vươn lên tiến vào trào lưu tiến hóa chung của lịch sử.

Chủ nghĩa anh hùng vốn là phẩm chất nghìn năm của Việt Nam ta: Phẩm chất anh hùng của Đảng cộng sản là sự kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc. Bên cạnh tấm gương hy sinh cao cả của những người lãnh đạo cao nhất ngay từ lớp đầu như Trần Phú, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc và lớp sau là Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, có những đồng chí ở cấp thấp hơn nhưng có công lao to tớn nêu gương quý báu cho nhiều người, được nhiều người quý trọng, biết ơn, Tô Hiệu là một đồng chí thuộc lớp này.

Từ những ngày đầu bốn anh em là Tô Chấn, Tô Hiệu, (anh em ruột) và Tô Điển (Tô quang Đầu), Tô Gì (Lê Giản) người làng quân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng lên đã tham gia hoạt động cách mạng nếu kể cả họ Nguyên Công cùng làng với Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương) và một người con bác ruột của anh là Nguyễn Đức Tính thì làng Xuân Cầu đã đóng góp to lớn cho cách mạng bằng nhưng người con ưu tú của mình. Hai họ này về sau còn có nhiều người trở thành nhưng cán bộ quan trọng của cách mạng.

Họ Tô nhiều đời là gia đình khoa bảng yêu nước ông ngoại của Tô Chấn, Tô Hiệu là đốc học Bắc Ninh Ngô Quang Huy được vua Hàm Nghi phong tước Tấn Tương quân vụ để cùng Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Hưng yên sau lan rộng ra cả Hải Dương, Bắc Ninh. Tô Chấn là một thủ lĩnh Quốc dân Đàng người được chuẩn bị thay Nguyễn Thái Học. Vụ mưu sát hai toàn quyền Đông Dương và Nam Dương mà bị tù chung thân đày đi Côn Đảo. Anh dã chuyển sang Đảng cộng sản và vượt ngục về đất liền hoạt động. Chẳng may bị hy sinh trên biển cùng Ngô Gia Tự.

Tô Hiệu hoạt động trong phong trào cộng sản ở Hà Nội khi là học sinh cao đẳng tiểu học. Năm 1930, bị kết án 4 năm tù và cũng bị đầy đi Côn Đảo. Hết hạn tù năm 1934, bị quản thúc ở làng, định vừa phát động phong trào cách mạng ở quê hương, vừa tìm mọi cách vượt qua sự bao vây, phong tỏa của địch để bắt liên lạc với Đảng, lao ngay vào vận động phong trào, xây dựng cơ sở Đảng ở Hà Nội và chung quanh Hà Nội. Năm 1936, anh cùng Nguyên Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) và nhiều đồng chí khác xây dựng lại hệ thống tổ chức Đảng và chỉ đạo phong trào quần chúng ở Bắc Kỳ. Tô Hiệu được bầu là ủy viên thường vụ Xứ ủy: phụ trách các tỉnh miền biển lấy Hải Phòng làm trung tâm. Anh đã tổ chức lại ban chỉ đạo các tỉnh, thành và ngành dọc nhiều cuộc đấu tranh lớn ở thành phố cảng. Đào tạo cán bộ là công việc quan trọng thường xuyên. Nhiều người được anh dìu dắt đã trở thành những cán bộ quan trọng sau này như Trương Thị Mỹ, Hoàng Ngôn, Ngô Minh Loan...

Cuối năm 1939, Tô Hiệu lại bị bắt và đày đi Sơn La. Con người cộng sản của anh thể hiện nổi bật trong 4 năm ở nhà tù phát vãng tồi lệ này. Mắc bệnh lao phổi từ khi ở Côn Đảo, thân hình nhỏ bé, gầy đét như con cá mắm nhưng trong anh chứa đựng một nghị lực hiếm có, một kho tri thức về cách mạng phong phú, có hệ thống. Tô Hiệu là người lãnh đạo chủ yếu, nhà giáo dục chủ yếu, tầm gương lớn của những người cộng sản ở nhà tù Sơn La những năm 1940- 1944. Trong thời gian này nhà tù hẻo lánh, ma thiêng nước độc ấy lần lượt nhốt gần một nghìn người tù, khi chật quá lại bị rời bớt đi Côn Đảo, chợ Chu, Bắc Mê, Nghĩa Lộ. Lao động khổ sai, mức ăn kém cỏi, bệnh tật làm chết nhiều người.

Nhà tù này lại phải dương đầu với viên cai trị người Pháp Dàng Cút-xô khét tiếng độc ác. Tổ chức lại cuộc sống, đấu tranh chống đàn áp, hành hạ, giữ vững tinh thần cho đồng dội, nhất là chuẩn bị cho bằng ấy con người trở thành những cán bộ cốt cán của cách mạng bắt đầu từ cuộc tổng khởi nghĩa. Công lao lớn nhất thuộc về Tô Hiệu.

Anh tổ chức ra chi bộ nhà tù. Chi bộ này qua thử thách và giáo dục kết nạp hẻm hỏng viên mới. Trung ương Đảng thừa thận chi bộ nhà tù Sơn La là một chi bộ đặc biệt, được nhận chỉ thị, nghị quyết và trách nhiệm đào tạo cán bộ lãnh đạo những người tù bảo vệ cuộc sống, phát triển ảnh hưởng của cách mạng trong đồng bào địa phương. Là người tổ chức công tác giáo dục, anh tổ chức viết các sách học (khuôn khổ nhỏ, dê cất giành tự do anh cũng viết một số quyển quan trọng. Các lớp học được tổ chức vào buổi tối, trước giờ tắt đèn. Đội ngũ giảng viên cũng do Tô Hiệu bồi dưỡng. Học tập là một sinh hoạt dân chủ rất hoạt bát, nhưng cuộc tranh luận thưởng kéo dài dấn ngày hôm sau trong khi lao động khổ sai ở ngoài rừng. Không ai áp đặt dược ý kiến cho người khác, kể cả giảng viên. Tô Hiệu không bao giờ nêu ý kiến có tính quyết định, mà giảng giải cặn kẽ để anh em suy nghĩ. Cách xưng hô ở nhà tù quá thân thiết, mọi người đều gọi nhau là mày và xưng tao dù tuổi tác và cấp bậc khi trước khác nhau.

Cuộc sống gian khổ ở nhà tù kéo dài làm cho hai lá phổi của anh bị tàn phá. Biết rằng không thể qua khỏi, anh yêu cầu chi bộ ngừng tiêm thuốc cho anh (thuốc của anh em được gia đình gửi vào dồn cho anh) dành thuốc cho các đồng chí khác. Giữa những ngày cục diện chung còn mờ mịt, trước khi tắt thở, anh bảo ghi lại cho anh em mấy lời dặn lại rằng, ánh sáng ngày mai đã ló ở chân trời, nhằm chuẩn bị đương đầu với những thử thách lớn nhất. Anh hy sinh vào một ngày tháng 3 năm 1944 trước sự thương tiếc của tất cả các đồng chí và bạn bè.

Được tin ấy, các đồng chí lãnh đạo Đảng vốn là bạn chiến đấu của anh rất đau buồn.

Hơn một năm sau cái chết của Tô Hiệu, cả nước ta đã đứng dậy đánh đổ nền thống trị của bọn đế quốc, phong kiến làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trích trong cuốn " Tinh thần Tô Hiệu“

(Sách đã dẫn)

Hoàng Tùng

0 comments:

Đăng nhận xét

This entry is filed under .

You can also follow any responses to all entry through the RSS Comments feed.